Ý tưởng về hiệu ứng cánh bướm đang được các chính trị gia cũng, các nhà lập pháp và hành pháp cũng như các nhà quản lý bóng đá ở châu Âu đặc biệt quan tâm. Đó là một cụm từ thường được dùng để miêu tả một sự việc nhỏ mà sau này có thể dẫn tới các sự kiện lớn hơn nhiều. Điều này là dựa trên ví dụ mang tính lý thuyết: Một con bướm vỗ cánh tạo ra một cơn bão trong tương lai ở một địa điểm cách đó rất xa.
Việc bắt giữ và kết tội vị trọng tài người Đức Robert Hoyzer trong vụ cáo buộc cá độ năm 2005 có thể được xem là sải cánh đầu tiên của con bướm. “Vua sân cỏ” biến chất này bị kết án 2,5 năm tù sau khi thừa nhận đã dàn xếp tỷ số của các trận đấu hàng đầu tại Đức để đổi lấy khoản hối lộ từ một mạng lưới mafia ở Croatia. Sự sa sút của quan chức Bundesliga này chỉ là dấu hiệu đầu tiên của cơn bão sắp đặt tỷ số ở châu Âu.
Bóng đá châu Âu đang lao đao vì nạn dàn xếp tỷ số - Ảnh Getty
Việc Hoyzer bị kết tội cuối cùng dẫn tới việc kết tội và bắt giữ Ante Sapina, người mang cả hai dòng máu Đức - Croatia và là một trong những ông trùm đứng sau các phi vụ dàn xếp tỷ số lớn nhất từ trước tới giờ trong bóng đá châu Âu. Sapina và những kẻ đồng phạm đã dàn xếp các trận đấu trong giải hạng Ba của Đức, Champions League và thậm chí cả vòng loại World Cup 2006.
Sapina cuối cùng cũng thừa nhận đã dàn xếp tỷ số hơn 20 trận đấu trong giai đoạn 2008 - 2009 sau quá trình điều tra và xét hỏi kết thúc vào tháng Năm vừa qua. Ông ta bị một thẩm phán cấp quận thuộc thành phố Bochum ở miền Tây nước Đức kết án 5,5 năm.
Trong khi Sapina và đồng bọn của mình đang lập kế hoạch tại trụ sở của chúng ở Berlin vào năm 2006 nhằm phát triển hoạt động cá độ bất hợp pháp trên toàn thế giới thì đó cũng là thời điểm lúc nổ ra Calciopoli, scandal cá độ lớn nhất trong lịch sử bóng đá Italia, làm rung chuyển cả Serie A.
Kết quả điều tra cho thấy, trong mùa bóng 2004-2005, Giám đốc điều hành của Juventus, Luciano Moggi, đã bắt tay với nhiều quan chức bóng đá Italia nhằm thao túng việc chỉ định trọng tài điều khiển các trận đấu ở Serie A. Vụ việc lộ ra, Juventus cuối cùng bị tước bỏ danh hiệu vô địch mùa giải đó và bị giáng xuống thi đấu ở Serie B. Hàng loạt các quan chức, bao gồm cả Mogggi, bị cấm họa động vĩnh viễn, vào tù hoặc bị phạt nặng.
Các scandal này và nhiều sự việc nhỏ hơn sau đó gây ra một làn sóng phẫn nộ trong bóng đá châu Âu và khiến các Liên đoàn bóng đá tại các quốc gia, cũng như cơ quan quản lý bóng đá châu Âu, UEFA, phải tổ chức các cuộc điều tra trong nỗ lực nhằm loại bỏ yếu tố tội phạm ra khỏi nền bóng đá. Vấn đề này được đánh giá là quá nghiêm trọng và dữ dội, tới mức đã trở thành chủ đề của các cuộc tranh cãi trên cả chính trường châu Âu.
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan điều hành các trận đấu ở châu Âu và sự hợp tác của EU, họ vẫn không đi đến được sự đồng thuận, cho phép các kẻ tội phạm lách qua kẽ hở của luật phát và tiếp tục hoạt động ngang nhiên.
“Nhằm loại bỏ nạn dàn xếp tỷ số một cách thỏa đáng, các quốc gia thành viên EU cần định nghĩa về tội dàn xếp và gian lận tỷ số trong luật pháp của quốc gia mình”, Emine Bozhurt, thành viên Nghị viện châu Âu (MEP) và là người tán thành chủ trương hợp tác mạnh mẽ hơn từ các nước EU trong việc xóa bỏ nạn dàn xếp tỷ số, nói với kênh Deutsche Welle ở Đức.
Ante Sapina, một ông trùm cá độ vừa bị bỏ tù - Ảnh Getty
“Tuy nhiên, chỉ có một vài quốc gia thành viên có định nghĩa này trong luật”, Bozkurt cho biết. “Tại vài nước thành viên EU khác, cụm từ “dàn xếp tỷ số” thậm chí còn chưa được luật pháp định nghĩa và do đó không phải là một tội danh. Hiện nay, tình trạng này vẫn còn tồn tại tại một vài nơi”.
Bozkurt giải thích rằng, trong tình hình hiện tại, những người có dính líu tới dàn xếp tỷ số các trận bóng đá có thể dễ dàng chuyển từ một nước thành viên này sang một nước khác trong khối EU, nơi mà họ không bị pháp luật ở đó trừng trị.
Hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ vụ việc của Sapina và sau đó tiếp tục lan khắp bóng đá châu Âu, với việc hàng loạt các câu lạc bộ chơi cho giải đấu của Thổ Nhĩ Kì và Hy Lạp bị vướng vào một vụ scandal về dàn xếp tỷ số mới trong mùa Hè này. Trong khi đó, tại Anh, các thành viên của một tổ chức được cho là hoạt động cá độ, trong đó có cả cha và chú của tiền đạo Wayne Rooney, đã bị bắt giữ hồi đầu tháng 10/2011 do bị nghi ngờ đã gây ảnh hưởng lên kết quả các trận đấu thuộc giải Ngoại hạng Scotland.
Chris Eaton, người đứng đầu bộ phận an ninh của FIFA, cơ quan quản lý bóng đá toàn thế giới, trong bản báo cáo trước Nghị viện châu Âu tháng này, đã đưa ra thêm các bằng chứng chứng mình rằng nạn dàn xếp tỷ số vẫn còn hoành hành tại bóng đá châu Âu.
Phát biểu tại Bỉ, Eaton cho các nghị sĩ biết rằng các băng đảng tội phạm đang đầu tư dài hạn vào việc dàn xếp tỷ số các trận đấu và thậm chí còn mua các câu lạc bộ và tổ chức các buổi huấn luyện cho các trọng tài nhằm gây ảnh hưởng thông qua các phi vụ cá độ bất hợp pháp hàng triệu euro.
Các phi vụ đó tưởng chừng như không thể là sự thật. Tuy nhiên, vụ việc của Ante Sapina có thể coi là bằng chứng. Trong nỗ lực nhằm giành được giành được quyền kiểm soát kết quả các trận đấu nhiều hơn, Sapina và các kẻ đồng lõa không chỉ tổ chức và cung cấp tiền cho một cơ sở đào tạo tại Thụy Sĩ của NK Travnik, một câu lạc bộ thuộc Bosnia, mà còn mua lại một đội bóng hạng Hai của Bỉ, tập hợp các cầu thủ “biết nghe lời”, những người sẽ thi đấu trên sân theo ý muốn của các ông chủ.
Kêu gọi sự hợp tác
Bản báo cáo của Eaton trước Nghị viện châu Âu là kịp thời, không chỉ bởi việc khám phá ra những vụ dàn xếp tỷ số gần đây tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Anh và cả Phần Lan nữa, mà còn bởi nó được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hội đồng châu Âu áp dụng quy định mới về dàn xếp tỷ số mà từ đó mở cửa cho một sự buộc tội trên toàn thế giới theo luật phát, và sẽ nâng cao sự cam kết của các quốc gia về vấn đề này.
Quy định mới của Hội đồng châu Âu sẽ được đưa ra cho tất cả các thành viên EU để thông qua, kêu gọi sự hợp tác hơn nữa và áp dụng các chính sách và biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn và loại bỏ việc thao túng kết quả các trận đấu.
“Quy định này thiết lật một sự cam kết chính trị về các biện pháp sẽ được áp dụng”, Stanislas Frossard, Tổng Thư ký Hiệp định Từng phần Mở rộng về Thể thao tại Hội đồng châu Âu, nói với kênh Deutsche Welle. “Quy định này không tạo thêm quyền lực, nhưng nó phân định rõ vai trò và trách nhiệm”.
“Nhằm giải quyết vấn đề dàn xếp tỷ số, ba thành phần sau cần hợp tác và hỗ trợ lần nhau: Các cơ quan công quyền, các tổ chức thể thao và các cơ quan điều hành cá độ”, ông nói. “Các biện pháp này bao gồm giáo dục, khởi tố, phát hiện và điều tra các trường hợp có nghi vấn, và ngăn chặn sự xung đột về lợi ích. Việc áp dụng quy định (của Hội đồng châu Âu) là bước đầu tiên, sau đó là tổ chức các hoạt động hỗ trợ và thiết lập sự hợp tác trên cấp độ toàn cầu."
“Việc áp dụng quy định này sẽ được tiến hành thông qua các chính sách và luật pháp, các quy định và điều lệ về thể thao liên quan tới các nhà điều hành các cược của các quốc gia”, ông nói thêm. “Trong các hoạt động thể thao, hầu hết gánh nặng rơi vào các liên đoàn quốc gia và quốc tế”.
Chủ tịch UEFA Michel Platini hoan nghênh sự vào cuộc của các chính trị gia
trong việc giải quyết nạn dàn xếp tỷ số - Ảnh Getty
“Các nỗ lực này sẽ có tác động lên các quốc gia thông qua các chiến lược và quy định về đào tạo. Các biện pháp này sẽ mất nhiều công sức, nhưng các hoạt động dàn xếp tỷ số liên quan tới các hoạt động tội phạm, dàn xếp trong thể thao và tổ chức các độ bất hợp pháp sẽ gây ra nhiều chi phí hơn cho xã hội, các tổ chức thể thao và các nhà tổ chức các cược”.
Phản ứng của châu Âu
Các quy định của Hội đồng châu Âu giống với nhiều quy định do thành viên Nghị viện châu Âu Emine Bozhurt đưa ra trong bản báo cáo về Đường lối của Thể thao châu Âu mà Ủy ban về quyền Tự do của Công dân, Luật pháp và Các vấn đề gia đình của Nghị viện châu Âu. Đặc biệt, nhu cầu cần có sự điều tra quốc tế hiệu quả hơn và một giải pháp được cơ quan thi hành pháp luật châu Âu, Europol, hỗ trợ.
“Sự thi hành luật pháp cần sự hợp tác chặt chẽ vì những kẻ tội phạm ngày nay thường hoạt động theo mạng lưới trên toàn thế giới”, Bozkurt nói. “Dàn xếp tỷ số là một ngành kinh doanh béo bở với siêu lợi nhận, ít rủi ro và ít khả năng bị kết án. Không may mắn là, một vài quốc gia châu Âu vẫn còn các biện pháp tiếp cận quá mềm mỏng đối với nạn dàn xếp tỷ số. Đây là lý do tại sao điều đầu tiên tất cả các quốc gia thành viên EU cần là có một định nghĩa về dàn xếp tỷ số trong thể thao trong luật pháp của mình, và, sau đó là cần áp dụng hài hòa quy định này để có thể xóa bỏ dàn xếp tỷ số một cách hợp lý."
“Đây là một tội rất nghiêm trọng. Nếu chúng ta không có biện pháp nào để chống lại dàn xếp tỷ số, sự công bằng trong thể thao không còn được đảm bảo”, bà Bozkurt nói thêm.
UEFA rất hoan nghênh sự tham dự của các chính trị gia trên cấp độ toàn châu Âu, khi Michel Platini, chủ tích của cơ quan này, thừa nhận rằng nạn dàn xếp tỷ số đã trở thành một loại tội phạm mà UEFA không thể đơn độc đánh bại.
“UEFA và các tổ chứ thể thao không thể cứ ngồi đó, thụ động và áp dụng các chính sách “hãy chờ xem”, Platini nói trong một bài phát biểu trên đài Deutsche Welle. “Ngược lại, chúng ta đã từng bước nỗ lực, đưa ra các giải pháp, và thực sự dũng cảm trong nỗ lực ngăn chặn nạn điều khiển kết quả các trận đấu cho các mục đích cá độ”.
“Nhưng các bạn phải hiểu rằng chúng tôi không thể chiến đấu với loại tội phạm này nếu chỉ có một mình. Nạn dàn xếp tỷ số đã trở thành trò tiêu khiển của các mạng lưới tội phạm có tổ chức. Đã đến lúc chúng ta phải có hành động mang tính chiến lược”, Platini khẳng định.
thethaovanhoa.vn